Liên kết website

Mở liên kết

Lượt truy cập: 1,812,243

Đang online: 71

KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU LỆ HỘI THI HỌC SINH GIỎI 2016-2017

07/01/2017 21:45:59 GMT+7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẮK LẮK


Số: 330/KH-TCĐL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                  

Đắk Lắk, ngày 30 tháng 12 năm 2016

KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU LỆ HỘI THI 

Học sinh trung cấp chuyên nghiệp thực hành giỏi cấp trường,

năm học 2016 – 2017

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.     Mục đích:

-   Đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong trường, góp phần giáo dục lòng yêu nghề cho học sinh. Giúp học sinh đổi mới phương pháp học tập, trau dồi kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành sát với thực tế, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực.

-   Hội thi nhằm lựa chọn, tuyên dương những học sinh giỏi. Qua đó thúc đẩy phong trào “Học đi đôi với hành” trong giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trong nhà trường và tham gia đội tuyển dự thi cấp tỉnh (tổ chức vào tháng 4/2017).

-   Tuyên truyền, quảng bá về chất lượng đào tạo TCCN của nhà trường, nhằm đưa hoạt động đào tạo TCCN đáp ứng với nhu cầu xã hội.

-   Tạo điều kiện cho học sinh khóa học 2015 – 2017 (Khóa 6) và khóa học 2014 - 2017 (Khóa 5) trong nhà trường chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp. Qua đó nhà trường rà soát lại chương trình đào tạo, phương pháp dạy học thực hành để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

2.     Yêu cầu:

-   Hội thi phải đảm bảo tính thiết thực và chất lượng; đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng và có tác dụng động viên học sinh, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các lớp và các khoa chuyên môn trong nhà trường.

-   Học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp trường phải là những học sinh đang học hệ đào tạo TCCN và đạt các tiêu chuẩn sau: Kết quả rèn luyện phải đạt từ Tốt trở lên; Điểm tổng kết môn dự thi phải đạt từ 7,0 trở lên và điểm tổng kết học kỳ 1, năm học 2016 – 2017 đạt từ khá trở lên.

II/ NỘI DUNG, THANG ĐIỂM VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

1.     Nội dung: Nằm trong chương trình đào tạo TCCN thuộc chuyên ngành khóa 6, mỗi ngành thi có hai phần (mỗi phần thi có thời gian là 120 đến 150 phút). Hình thức thi: thực hành.

1.1.   Chuyên ngành Kế toán

Phần 1: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (thi trên giấy):

-    Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu.

-    Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

-    Kế toán tài sản cố định.

-    Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.

-   Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

-   Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.

Phần 2: Sổ sách kế toán (với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở phần 1), bao gồm: chứng từ, sổ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp và các chứng từ kế toán theo quy định khác (thi trên phần mềm Excel)..

1.2.   Chuyên ngành Công nghệ thông tin

Phần 1: Đồ họa (sử dụng phần mềm PhotoShop CS5 để thiết kế sản phẩm đồ họa và xử lý hình ảnh).

Phần 2: Lắp ráp và cài đặt máy vi tính.

1.3.   Chuyên ngành Hành chính văn thư

Phần 1: Soạn thảo văn bản (Quyết định hành chính cá biệt, tờ trình, công văn theo Thông tư 01/2011/TT-BNV quy định về hướng dẫn thể thức văn bản).

Phần 2: Văn thư, lưu trữ (Đăng ký văn bản đến và đi, lập danh mục hồ sơ theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư).

1.4.   Chuyên ngành Quản lý đất đai

Phần 1: Đo đạc địa chính (sử dụng máy kinh vĩ bán tự động trích đo thửa đất).

Phần 2: Ứng dụng tin học trong quản lý đất đai (sử dụng phần mềm MicroStation và phần mềm FAMIS để thành lập bản trích đo từ số liệu đo vẽ).

1.5.   Chuyên ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật

Phần 1: Trồng trọt

-    Ghép cây cà phê, cây ăn quả bằng phương pháp ghép nêm.

-    Giâm hom, chiết cây ăn quả

Phần 2: Bảo vệ thực vật

-    Nhận biết sâu bệnh hại, nêu các biện pháp phòng trừ.

-   Thực hiện biện pháp sử dụng thuốc hóa học: chọn thuốc; pha thuốc; phun thuốc

2.     Thang điểm và cách tính điểm trung bình:

2.1.   Thang điểm: mỗi phần thi được tính theo thang điểm 10 (được lấy đến 2 chữ số thập phân).

2.2.   Cách tính điểm: là điểm tổng của hai phần thi.

III/ ĐIỂM CÔNG NHẬN, CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI GIAN

1.     Điểm công nhận học sinh giỏi: điểm phần thi phải đạt từ 5,0 trở lên.

2.     Cơ cấu giải thưởng: nhất, nhì, ba và khuyến khích cho mỗi chuyên ngành.

3.     Thời gian:

TT

Thời gian

Nội dung

ĐV thực hiện

1

02/01/17 – 13/01/17

Lựa chọn, lập danh sách HS dự thi gửi về Phòng Đào tạo.

Các Khoa

2

16/01/17 – 21/01/17

- Trình duyệt danh sách.

- Thành lập Hội đồng thi, họp triển khai.

BGH, P.Đào tạo, Tổ Khảo thí

3

06/02/17 – 11/02/17

Thành lập các Ban giúp việc

HĐ thi

4

13/02/17 – 18/02/17

Nộp đề đề xuất, đề xuất các điều kiện cơ sở vật chất về Hội đồng thi

Ban đề thi

5

20/02/17 – 25/02/17

Duyệt đề, phô tô đề, chuẩn bị các điều kiện tổ chức thi

Các Ban giúp việc

6

27/02/17 – 04/03/17

- 14h00, ngày 27/02: tập trung học sinh phổ biến quy chế thi.

- 6h30, ngày 28/02: tổ chức thi và chấm các môn thực hành trực tiếp.

- 7h30 ngày 02/03: chấm thi

- Ban Thư ký.

 

- Ban coi thi, Ban chấm thi.

- Ban chấm thi.

7

7h00, ngày 03/03/17

Công bố kết quả và trao giải.

 

IV/ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HỌC SINH DỰ THI

1.    Trang phục: mặc đúng quy định của nhà trường quy định.

2.    Thí sinh phải có mặt tại điểm thi đúng ngày giờ quy định. Nếu thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thì không được dự thi. Thí sinh phải thi đủ 02 phần thi đối với mỗi chuyên ngành.

3.    Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

-  Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, com pa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử cá nhân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

-  Không được mang theo vào phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm. Không được hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác trong phòng thi;

-  Ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi, giấy nháp trước khi làm bài và nhất thiết phải có chữ ký của cả hai CBCT  trên giấy thi cùng giấy nháp (nếu thi thực hành trên máy phải lưu tên File là số báo danh dự thi);

-  Đối với phần thi làm trên giấy: bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng 2 thứ mực, dùng bút mực đỏ, bút chì làm bài thi (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo. Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận;

-  Đối với phần thi trên máy tính: phải thực hiện tốt an toàn lao động, nội quy phòng học thực hành  khi sử dụng máy, không được tự ý mở những chương trình bị cấm trong quy định của Hội thi.

-  Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo CBCT để được xử lý.

- Thí sinh chỉ được phép ra khỏi phòng thi, khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi nộp bài làm, đề thi cho CBCT trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu;

-  Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào bản danh sách theo dõi thí sinh (nếu thi thực hành phải ghi số File dữ liệu). 

- Thí sinh có trách nhiệm phát hiện, tố giác những hiện tượng vi phạm Quy định của Hội thi để Ban tổ chức xử lý kịp thời.

 

V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.    Đoàn TN trường: tổ chức vận động và tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể đoàn viên, thanh niên trong toàn trường; lấy số lượng đăng ký và kết quả thi làm một trong các tiêu chí thi đua của Đoàn trường trong năm học.

2.    Phòng Đào tạo , Tổ Khảo thí: Xây dựng kế hoạch cụ thể, theo dõi đôn đốc thực hiện tiến độ kế hoạch; phối hợp các Phòng, Khoa tham mưu ban hành các Quyết định, nội quy, các điều kiện phục vụ Hội thi…

3.    Các khoa: lựa chọn, lập danh sách học sinh dự thi, đôn đốc nhắc nhở học sinh ôn tập, dự thi đạt kết quả cao; xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập (nếu cần); đề xuất nhân sự, điều kiện trang thiết bị, vật tư thiết bị; tham gia coi chấm thi…

4.    Phòng Công tác học sinh: cung cấp kết quả rèn luyện của học sinh (nếu khoa, GVCN yêu cầu), lấy số lượng đăng ký và kết quả thi làm một trong các tiêu chí thi đua rèn luyện trong năm học, ra các quyết định khen thưởng.

5.    Phòng Tài chính Kế toán: thanh toán kinh phí tổ chức Hội thi cấp trường.

6.    Phòng Hành chính - Tổ chức, Quản trị - Đời sống: chuẩn bị phòng họp, hội trường, địa điểm thi (Phòng thi, vệ sinh, nước uống...), vật tư thiết bị và các điều kiện cần thiết theo kế hoạch. Đặt biệt chuẩn bị Phòng thực hành các chuyên ngành để đảm bảo cho học sinh dự thi thuận lợi nhất.

Trên đây là toàn bộ Kế hoạch và Điều lệ Hội thi, đề nghị các phòng khoa, GVCN, các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo để đảm bảo tổ chức Hội thi đạt kết quả tốt./.

             <<Danh sách mẫu>>                                                                                

         HIỆU TRƯỞNG ( Đã lý)

 

Ngô Quế: Ban truyền thông