Liên kết website

Mở liên kết

Lượt truy cập: 1,874,437

Đang online: 65

Tầm nhìn chiến lược

23/02/2014 19:18:20 GMT+7

THÔNG TIN CHUNG.

- Tên trường: Trường Trung cấp Đắk Lắk. (trường công lập)

  
- Địa chỉ của trường: 

Cơ sở 1: Số 144 Phan Chu Trinh, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Cơ sở 2: Số 01 Đinh Tiên Hoàng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

- Thông tin liên hệ: 
 Điện thoại : 0262.3812490 ; 0262.3958397
 Email :   trungcapdaklak@yahoo.com.vn.
 Website :  www.trungcapdaklak.edu.vn

I. SỨ MỆNH.

     Trường Trung cấp Đắk Lắk là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng của các bộ môn thuộc các khối ngành Công nghệ kỹ thuật, Kinh tế, Hành chính, Văn thư, Pháp luật, Anh văn và Tin học; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

II. TẦM NHÌN.

      Trường Trung cấp Đắk Lắk hướng phấn đấu đến năm 2016, sẽ trở thành một trường đào tạo và tư vấn uy tín hàng đầu trong khu vực nói riêng cũng như cả nước nói chung về lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, Kinh tế, Hành chính, Văn thư, Pháp luật, Anh văn và Tin học. Phấn đấu trong giai đoan 2016-2030 xây dựng thành trường Cao đẳng Bách khoa đào tạo đa ngành có uy tín trong khu vực và cả nước.

     Trường cung cấp cho người học một môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có tính thực tiễn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với yêu cầu thực tiễn trong công việc mà các nhà tuyển dụng đang cần. 
 

III. MỤC TIÊU – CHIẾN LƯỢC.

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu chung.
       Mục tiêu chung là xây dựng trường Trung cấp Đắk Lắk trở thành trường học có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ và tư vấn trong lĩnh vực Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Marketing, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Hành chính – văn thư, Quản lý đất đai, Anh văn, Tin học,… Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có năng lực chuyên môn cao, có năng lực nghiên cứu khoa họ; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục cấp chuyên nghiệp tiên tiến trong nước và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập xã hội.


1.2. Mục tiêu cụ thể
    - Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học được tiếp cận kiến thức chuyên môn hiện đại theo nhu cầu thực tiễn của xã hội; chú trọng rèn luyện kỹ năng chuyên môn  kỹ năng mềm thiết yếu cho người học.

    - Từng bước và kịp thời xây dựng phát triển chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư thiết bị dạy học để dịch chuyển từ quan điểm “Học cái gì” sang “Học như thế nào” nhằm đào tạo theo định hướng Phát triển năng lực của người học đáp ứng yêu cầu Xã hội (chú trọng các nhóm năng lực: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể).

   - Thực hiện triệt để quan điểm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”, áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm  phát huy tính chủ động, sáng tạo, tư duy độc lập và tự học của người học.

     - Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, tăng dần quy mô đào tạo trung cấp và đào tạo ngắn hạn. Tích cực sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông và áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy và học.

    - Tăng cường liên kết đào tạo, hợp tác trường bạn để hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức thực hành, thực tập, chuyển giao công nghệ và giới thiệu việc làm cho người học; khai thác tối đa các lợi ích từ chủ trương xã hội hóa giáo dục để phục vụ cho học sinh của nhà trường nói riêng và xã hội nói chung.

    - Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp tới học sinh phổ thông  và học sinh của nhà trường nhằm thực hiện chủ trương phân luồng của nhà nước đáp hướng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

      - Thực hiện Đánh giá kiểm định chất lượng trường định kỳ và đề ra các giải pháp cụ thể để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường theo từng giai đoạn.

       - Đề xuất, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn và đảm bảo định mức (phấn đấu đến năm 2016 tỉ lệ giáo viên có trình độ Thạc sĩ đạt trên 30%); xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn, năng lực dạy học và quản lý tiên tiến.

     - Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học có hiệu quả; thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học; hỗ trợ và khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dung dạy học; viết giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo nhằm nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo.

    - Tin học hóa công tác quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu chính quy, hiện đại, tiết kiệm kinh phí và lao động.

     - Kịp thời tham mưu với cấp trên nhằm đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, học tập của giáo viên, nhân viên và học sinh; phát triển nhà trường đảm bảo tiêu chí về diện tích xây dựng theo qui hoạch hoàn chỉnh của một trường đào tạo chất lượng cao..

     - Tham mưu, xây dựng các trung tâm hoạt động trực thuộc nhà trường nhằm đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội.

2. Chiến lược phát triển đào tạo.

2.1. Mục tiêu phát triển đào tạo.
      Chất lượng đào tạo cao, thể hiện rõ giá trị và là thương hiệu của trường là mục tiêu chung trong chiến lược phát triển đào tạo của trường trong giai đoạn 2010 -2016.

 2.2. Chỉ tiêu phát triển đào tạo.
     - Các ngành chủ chốt của trường là: Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Marketing và Bán hàng, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Hành chính – Văn thư, Quản lý đất đai, khảo sát mở thêm các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương; dạy nghề phổ thông, đào tạo Anh văn, Tin học và các lớp ngắn hạn theo lĩnh vực đào tạo của nhà trường. Chú  trọng mô  hình liên kết đào đào tạo với các trường Cao Đẳng và Đại học.

 

     - Quy mô đào tạo: Chủ trương của trường là tăng dần quy mô đào tạo các mô hình nêu trên nhằm đảm bảo chất lượng. Chú trọng tăng cường đào tạo trình độ tay nghề với chất lượng cao, đồng thời sẵn sàng hợp tác với các đơn vị có nhu cầu về đào tạo theo địa chỉ.

3. Chiến lược nâng cao chất lượng

3.1. Mục tiêu chiến lược nâng cao chất lượng
       Chiến lược nâng cao chất lượng trong giai đoạn 2010-2016 được xác định là chiến lược trọng tâm của trường, nhằm khẳng định và giữ vững vị thế trường Trung cấp Đắk Lắk là cơ sở  đào tạo có chất lượng. Chiến lược nâng cao chất lượng được thực hiện đồng bộ từ Ban lãnh đạo đến các đơn vị cấp khoa, phòng và cán bộ giáo viên; gắn kết chặt chẽ với hoạt động đào tạo, công tác  nghiên cứu khoa học và hướng liên thông, liên kết đào tạo của nhà trường. 
 

3.2. Các chỉ tiêu thực hiện
      - Quản lý và năng lực quản lý: Ðổi mới tư duy quản lý, linh họat, chủ động và sáng tạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống quản lý trong trường theo hướng phát huy chức năng và hiệu quả.

     - Chất lượng đào tạo là trung tâm, đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đảm bảo sức cạnh tranh với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực trong khu vực và trong nước; xác định rõ ràng hướng đào tạo mũi nhọn, tập trung nguồn lực để giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng để làm nên thương hiệu của trường. 

     - Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ giáo viên, có giải pháp tích cực để bồi dưỡng và học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp.

     - Thực hiện tốt chế độ chính sách về miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập, vay vốn học tập,... đối với học sinh theo quy định của nhà nước đối với loại hình trường công lập.

     - Công bố công khai về: chương trình và kế hoạch đào tạo, chuẩn đầu ra, đội ngũ giáo viên, tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo.

- Hoạt động của các tổ chức đoàn thể: Tổ chức nhiều hoạt động thi đua sôi nổi, bổ ích và thu hút nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho người học, góp phần vào mục tiêu đào tạo chất lượng của nhà trường.

                                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                                 Th.S Võ Ngọc Trịnh

Các tin khác